Notification

×

Iklan

Chùa Quan Âm (Hồng Ngự)

TT-TT - 6.3.15 Last Updated 2022-03-11T22:32:00Z
    CHIA SẺ

Cách đây trên 200 năm, có Ông Trần Quý Tánh (Liễu Tánh), Pháp danh Giác Ngộ, quê quán ở Cố Đô Huế, làm chức Thượng Thơ vào Triều Vua Gia Long, đến đây dựng lên một ngôi chùa tại Tháp trước (hiện nay) để tu hành tiếp tăng độ chúng, có nhiều đệ tử của Ngài thành tài.


Ngài trước khi xuất gia đã có gia đình và sanh ba người con. Gồm 1 trai và 2 gái:
   1. Trần Văn Định 
   2. Trần Thị Kiều
   3. Trần Thị Xuyến
   Ngài là một vị tổ đã khai sơn, tạo tự ngôi chùa Quan Âm và viên tịch tại đây vào ngày mùng sáu tháng chạp năm Đinh Hợi (1878) hưởng thọ 72 tuổi.
   Đệ tử thứ nhất của Tổ tên Trần Văn Vĩnh pháp danh Chánh Hựu, người quê quán ở xóm chiếu Chợ Lớn. Kế thừa ngôi Tam Bảo Quan Âm. Xuất gia tu học lúc 7 tuổi tại chùa với Tổ Giác Ngộ. Ngài đã thể hiện công tác xây cất lại ngôi chùa và dời vô trong, ngôi chùa được hoàn thành đồ sộ nhờ phật tử phát tâm cúng dường đến ngày mùng 4 tháng 8 năm Ất Ty (1875) ngài Viên Tịch, hưởng thọ 54 tuổi.
   Kế thừa ngôi Tam Bảo là Ông Nguyễn Văn Liêng quê ở xã Phú Thuận, về nghi lễ cũng rất tuyệt vời. Ngài có 4 anh em, chỉ một mình ngài là trai và 3 người em gái:
   1. Nguyễn Thị Láng
   2. Nguyễn Thị Chất
   3. Nguyễn Thị 
   Suốt cuộc đời của Ngài chỉ nghỉ đến tiền đồ Đạo Pháp, tiếp chúng, mở trường khai gia giáo nuôi chúng liên tiếp, xây cất ngôi nhà khói chùa, đến năm 64 tuổi, ngày viên tịch vào ngày 22 tháng 7 năm Giáp Thân (1944). Nối tiếp giềng mối ngôi chùa Quan Âm là thầy Nguyễn Văn Thiết pháp danh Huệ Chiếu, thầy gồm có hai anh em:
   1. Nguyễn Văn Thiết. ( Huệ Chiếu)
   2. Nguyễn Thị Ta. ( em gái)
   Quê ở xã Long Thuận Huyện Hồng Ngự phủ thờ nội tổ ở số 5 Ông Huyện Hàm Phủ thờ ngoại tổ là ông Út Nhiễu ở ấp Long Thới. Thầy xuất gia theo thầy tu học được sự chiếu cố của Sư Ông nên thầy được gửi đi học nhiều trường:
   1. Học nho với Thầy Tú.
   2. Nghe kinh với Pháp Sư Giác Thiên
   3. Lưỡng xuyên Phật Học
   Thầy được thành tài đảm trách giáo sư dạy trường Khai gia giáo tại Chùa Quan Âm chư tăng đến dự học gồm có:
   1. Hòa Thượng Phước Linh Nam Vang
   2. Hòa Thượng Nam An Nam Vang
   3. Yết ma An Phước xã Đa Phước 
   4. Giáo Thọ Huệ Liễu xã Đa Phước 
   5. Giáo Thọ Thiện Tính Nhà Bàn 
   6. Đại đức Thiện Quang Nam Vang
   Thầy được chư tăng đề nghị đãm trách phần giảng sư các nơi trong Tỉnh ngỏ hầu hướng dẫn Phật tử tu hành.
   Riêng thầy có lập gia đình có được 4 người con:
   1. Nguyễn Văn Huệ pháp danh Chí Đạt xuất gia theo Thầy học đạo lúc lên 10 tuổi.
   2. Nguyễn Tấn Trạng
   3. Nguyễn Thị Ngõa
   4. Nguyễn Thiện Hưng
   Trong thời gian với nhiệm vụ Trụ Trì Chùa Quan Âm, thầy Huệ Chiếu đã trùng tu lại hoàn chỉnh ngôi Chánh Điện và cửa ngõ chùa. Đến ngày mùng 10 tháng 10 năm Mậu Tuất (1958) lúc 9 giờ tối thầy viên tịch, hưởng thọ 64 tuổi.
   Theo qui y tu học với thầy Huệ Chiếu có 2 đệ tử:
   1. Nguyễn Văn Huệ. “ Chí Đạt”
   2. Nguyễn Văn Thử “ Bửu Chơn”
   Cũng xuất gia lúc 10 tuổi, quê ở xã Phú Thuận Huyện Hồng Ngự gồm có 4 anh em:
   1. Nguyễn Văn Thử 
   2. Nguyễn Thị Hỏi
   3. Nguyễn Thị Coi
   4. Nguyễn Văn Thạch
   Hiện nay 2 đệ tử của Thầy đã nối tiếp sự ngiệp của thầy gánh vác 1 nhiệm vụ quan trọng trong Đạo ngoài Đời.
   Nguyễn Văn Huệ pháp danh Chí Đạt là Trụ Trì Chùa Kỳ Viên ấp Phước Thọ xã Đa Phước, huyện An Phú Tỉnh An Giang.
   Nguyễn Văn Thử pháp danh Bữu Chơn là Trụ Trì Chùa Quan Âm và kế thừa giáo pháp, tiếp Tăng độ chúng trùng tu ngôi Chùa Quan Âm hoàn thiện thêm:
   1. Hậu Tổ
   2. Nhà cầu 
   3. Hai Bửu Tháp trong và ngoài
   4. Cửa Tam Quan
   5. Mặt gió Chánh Điện
   6. Nhà Khói 
   Cho đến ngày Công thành quả mãn xã báo an tường vào ngày 27 tháng 11 năm Ất Dậu (2005)
               Với ơn đức người xưa đã hình thành Tam Bảo
               Nên người nay phải giữ gìn tôn thờ 
               Kiên quyết lòng lo báo phật thâm ân
               Dưới trân trọng hầu bảo tồn chốn tổ 
   Được Phúc duyên lành lớn Đại Đức Thích Giác An thế danh Lý Công Quang được sanh ra trong một gia đình phật tử, mẹ là bà Nguyễn Thị Tuyết cha là ông Lý Tồng Nguyên. Như bao nhiêu Tăng sĩ bình thường khác, sau khi rời khỏi ghế nhà trường, bỏ chốn thị thành về miền quê sông nước, không quên mang theo bên mình nhiệt quyết cháy bổng của tuổi trẻ.
   “ Hoàng pháp vị gia vị lợi sanh vi bổn hoài” và được ban trị sự tỉnh hội Phật Giáo Đồng Tháp bổ nhiệm Trụ Trì Chùa Quan Âm vào ngày 15 tháng 7 năm 2009, cho đến nay Đại Đức Thích Giác Ân đã ổn định và phát triển đạo tràng Chùa Quan Âm. Xây dựng thêm Tôn Tượng Đức Thế Tôn viết bàn với chiều dài 32 mét, cổng hàng rào, Quan Âm các còn rất nhiều hàng mục khác rất cần những tấm lòng vị tha của nhiều phật tử thiện hữu tri thức và các mạnh thường quân cùng chung lo cho ngôi bổn tự Quan Âm càng ngày phát triển hơn thêm đây cũng là công đức chung của người con phật chúng ta.
   (Hằng năm Đại Đức thường tổ chức những lể hội rất long trọng và trang nghiêm kiền thỉnh các vị chay tăng về chùa Quan Âm tuyên dương kháng pháp làm lợi lạc nhân sang).
   Đại Đức Thích Giác Ân có tâm nguyện luôn luôn phụng sự chúng sanh tức cúng dường chư phật. Với ý nguyện này hàng tháng hàng tuần đều mở khoá niệm phật bố thí phóng sanh hiệp cùng chánh quyền địa phương tạo phương tiện cứu trợ đồng bào nghèo, vận động các đoàn y bác sĩ khám trị bệnh phát thuốc miễn phí tiếp sức cho các em nghèo hiếu học được đến trường học tập.
   Vì tương lai mai hậu tuổi trẻ hôm nay ánh sáng ngày mai Đại Đức Thích Giác Ân còn cầu nguyện Hồng Ân Tam Bảo gia hộ phát nguyện trùng tu ngôi Tam Bảo chùa Quan Âm được hoàn thành như sơ nguyện
   Dẫu biết rằng chùa Quan Âm nằm trong vùng sâu vùng xa, dân chúng chỉ sống nương tựa vào ruộng vườn vào những luống hoa màu ít ỏi …. Nên sự góp phần công đức vào việc trùng tu chùa rất hạn hẹp.
   Nay chúng tôi kêu gọi những nhà hảo tâm cùng nhau làm công việc phật sự này.
   Chúng con thành tâm đãnh lễ tri ân, kính nguyện Chư Tôn Thiền Đức vô lượng an lạc, phật sự viên thanh kính chúc quý phật tử vô lượng kiếp tường như nguyện luôn sống trong nhà pháp lạc của chư phật.
   Nam mô Công Đức lâm Bồ Tát ma ha tát