Notification

×

Iklan

Phật giáo tỉnh Đồng Tháp tưởng niệm 715 năm đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn 1308-2023

TT-TT - 14.12.23 Last Updated 2023-12-13T23:53:47Z
    CHIA SẺ

PGĐT- Sáng ngày 13 tháng 12 năm 2023 (nhằm ngày mùng 1 tháng 11 năm Quý Mão) tại Văn phòng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, chùa Bửu Quang (Thành phố Sa Đéc) long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 715 năm Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn 1308 -2023.  




Quang lâm tham dự Lễ tưởng niệm có Hòa thượng Thích Chơn Minh - Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh;Thượng tọa Thích Tĩnh Triệt - Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, cùng Chư tôn đức Thường trực Ban Trị sự, quý chư ni Phân ban Ni giới tỉnh đồng về tham dự.  



Tại buổi lễ, trong không khí trang nghiêm toàn thể chúng hội đạo tràng hướng vọng về non thiêng Yên Tử và lắng nghe Thượng toạ Thích Minh Sơn - Chánh Thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh cung tuyên tiểu sử Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông.  

Theo dòng lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, thời đại Lý – Trần được xem là mốc son chói lọiđánh dấu bước ngoặt căn bản trong tư duy nhận thức của người Việt về lòng yêu nước và tinh thần độc lập tự cường. Thời kỳ này đã xuất hiện nhiều nhân tài về văn chương, nghệ thuật với nhiều tác phẩm bất hủ làm nổi bật lên ý thức tự hào dân tộc, đó là một hào khí mà hậu thế mãi còn nhắc đến.  đó chính là cơ sở vững chắc để một thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời do Đức vua Trần Nhân Tông sáng lập, một vị vua anh minh, kiệt xuất, có công rất lớn trong việc giữ vững chủ quyền quốc gia của Đại Việt vào thế kỷ thứ XIII, một dòng thiền vừa mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam vừa nói lên tiếng nói riêng của Phật giáo, mang tinh thần yêu nước chân chính, tinh thần nhập thế mạnh mẽ tích cực

Đức vua Trần Nhân Tông tên huý là Trần Khâm sinh năm 1258, là con trưởng của đức vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Khi tròn 20 tuổi (năm Mậu Dần 1278) Thái tử được vua cha truyền ngôi kế vị, sau khi đăng cơ đức vua đã thi hành nhiều chính sách lấy đức trị nước, chăm lo cho đời sống nhân dân, xây dựng quốc gia hòa bình thịnh trị. Ngài đã trực tiếp lãnh đạo quân dân hai lần đánh đuổi quân Nguyên - Mông vào năm 1285 và năm 1288Đến năm 1293, Đức vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông và lên làm Thái Thượng Hoàng. Năm 1299, ngày lên núi Yên Tử (nay thuộc Uông Bí, Quảng Ninhtu hành khổ hạnh lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, xưng là Trúc Lâm Đại . Tại đây Nsáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền Phật Giáo mang đậm màu sắc Việt Nam với chủ trương Cư trần lạc đạo xu thế nhập thế của việc tu thiền với việc gìn làng, giữ nước.  

Vào ngày mùng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã anhiên viên tịch tại am Ngọa Vân núi Yên Tử, trụ thế 51 năm.