Một trong những ngôi Cổ tự và Bảo tháp được tôn kính và linh thiêng nhất ở Nepal đã bị thiệt hại trong trận động đất kinh hoàng vừa qua. Những nhà Bảo tồn hy vọng sẽ khắc phục Bảo Tháp trước mùa mưa.
Chùa Tháp Swayambhunath còn được gọi là chùa Khỉ (bởi nơi đây có nhiều khỉ cư trú, đặc biệt là ban đêm), ngôi Cổ tự tọa lạc trên một ngọn đồi được bao phủ bởi rặng cây xanh ở phía Tây thung lũng Kathmandu, nơi thu hút du khách thập phương hành hương trãi qua 1.400 năm qua. Đỉnh Bảo Tháp cao vút với sắc huỳnh kim lấp lánh và mái vòm màu trắng vươn lên trên ngọn đồi, hòa lẫn bầu trời mây bay bãng lãng, từ xa xa đã dễ dàng nhìn thấy.
Chùa Tháp Swayambhunath được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1979.
Ông Christian Manhart, giám đốc UNESCO tại Kathmandu, chia sẻ rằng: “Bảo Tháp Swayambhunath đã bị ảnh hưởng trong trận động đất kinh hoàng vừa qua. Chúng ta phải khẩn trương khắc phục những vết của Bảo Tháp trước mùa mưa”.
Dân Nepal và người nước ngoài cùng làm công việc dọn dẹp các mảnh vỡ của Thánh tích này sau trọng động đất vào ngày 25/04/2015 đã cướp đi hơn 8.500 người, bị thương 23.000 người và hàng trăm nghìn người vô gia cư, đang lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.
Các trận động đất kinh hoàng đã tàn phá các di sản cổ xưa của Nepal, đây là trung tâm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của nhiều người dân địa phương, bởi Thánh tích này là một hấp dẫn lớn đối với khách du lịch, một nơi thu ngoại tệ, góp ngân sách cho địa phương.
Theo tài liệu của UNESCO, hơn 30 di tích trong thung lũng Kathmandu đã bị thiệt hại trong trận động đất, và đã phát hiện thêm 120 di tích khác bị một phần thiệt hại.
Ông Christian Manhart, Giám đốc UNESCO tại Kathmandu và đồng nghiệp ước tính sẽ mất ít nhất $ 160,000,000 để sửa chữa và khôi phục 1.000 di tích bị hư hỏng, và bị phá hủy bao gồm Tu viện, Đền miếu công trình văn hóa lịch sử trên khắp cả nước. Đối với quốc gia đa Tôn giáo sắc tộc này, việc phục dựng lại là một ưu tiên đặc biệt.
Ông David Andolfatto, Nhà khảo cổ học và sử học nghệ thuật, một chuyên gia tư vấn của UNESCO, cho biết: “Chúng tôi đang kiểm kê các di tích di sản làm từ đá, đất nung và cất giữ tạm trong ngôi Cổ Tự. Mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi hiện nay là ngăn chặn để chúng không bị cướp đi.
Bình nhật mỗi buổi sáng cư dân địa phương và du khách hành hương đi nhiễu quanh Đại bảo tháp Swayambhu, nhưng bây giờ họ không thể đến Thánh tích này được bởi không an toàn”.
Sau trận động đất, Ông David Andolfatto vội vã ra đường, nhảy vọt lên xe đạp của mình để đi kiểm tra Bảo tháp Swayambhu, nằm ở phía tây của thành phố Kathmandu. Ông đã dành thời gian quý báu của mình cho việc bảo vệ Thánh tích này cho đến hôm nay.
Cùng với việc khắc phục sửa chữa các vết nứt của Bảo Tháp, Ông là người nỗ lực giám sát những bích họa có nguy cơ mất dạng tại một ngôi Cổ tự nhỏ có tên là Shantipur. Điều này đòi hỏi sự phối hợp cẩn thận với chư tôn đức Phật giáo địa phương, và chỉ có các vị Giáo phẩm Phật giáo mới hiểu rõ được những chi tiết nơi tôn nghiêm bên trong ngôi Cổ tự nhỏ này.
Ông Christian Manhart, giám đốc UNESCO tại Kathmandu nói: “Trong trận động đất kinh hoàng vừa qua, tại Trung tâm Thủ đô, Bảo tàng Hanuman Dhoka Palace cũng chịu chung số phận trong tình trạng thảm khốc. Các bức tường và mái nhà bị rã tan.
Quân đội và các công nhân đang bảo vệ các địa điểm di tích, họ đang củng cố các bức tường và việc tìm kiếm các bộ phận khác của để bảo vệ trước khi cơn mưa đến.
Theo UNESCO đánh giá thiệt hại của trận động đất được tập trung ở thung lũng Kathmandu, một vị trí đặc biệt trong lịch sử Nam Á. Trong khi Phật giáo Ấn Độ phần lớn bị biến mất vào khoảng thế kỷ 12, nhưng Phật giáo tại Kathmandu vẫn phát triển mạnh (Năm 1178, quân đội Hồi giáo của Muhammad Ghuri đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt Ấn Độ. Hầu hết các công trình Phật giáo đã dần dà bị tiêu hủy. Vào năm 1197, trung tâm Phật giáo Nālandā bị hủy diệt hoàn toàn, kể cả các tăng sĩ. Vikramaśīla cũng bị chiếm năm 1203, chấm dứt hoàn toàn một thời đại lịch sử của Phật giáo tại Ấn Độ). Chúng tôi đã nghiên cứu lịch sử Phật giáo và Ấn Độ giáo tuyệt vời.
Ví dụ, một số Tự viện Phật giáo có khả năng phát triển ở đó và lan rộng khắp châu Á, những truyền thống này vẫn sôi động cho đến khi trận động đất rung chuyển đã lật đổ hàng chục công trình.
Hằng ngày mọi người đến các Tự viện Phật giáo để chiêm bái, sinh hoạt Tín ngưỡng Chánh tín, thưởng thức nghệ thuật kiến trúc, một tách Trà đạo, màu xanh biếc của những ngọn đồi núi xum xuê hùng vĩ. . .
Hằng ngày mọi người đến các Tự viện Phật giáo để chiêm bái, sinh hoạt Tín ngưỡng Chánh tín, thưởng thức nghệ thuật kiến trúc, một tách Trà đạo, màu xanh biếc của những ngọn đồi núi xum xuê hùng vĩ. . .
UNESCO và Bộ Văn hóa Nepal đang tập trung vào việc củng cố di tích bị hư hỏng và có nguy cơ sụp đổ trong mùa mưa sắp tới, mưa kéo dài suốt mùa hè. Sau đó, họ sẽ chuyển sang phục hồi cấu trúc sụp đổ, kể cả nhà lịch sử.
Có những bản vẽ kiến trúc rộng lớn, cung cấp một cơ sở vững chắc để xây dựng lại. May mắn thay, hiện số tài chính quyên góp lên đến 400.000 USD và tổng cộng $ 2.000.000 từ các quốc gia Sri Lanka, Đức, Áo, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác”.
Theo chuyên gia Andolfatto tự tin rằng: “Người Nepal sẽ vượt qua những bi kịch và phục hồi di tích lịch sử văn hóa Tôn giáo một cách nhanh chóng bởi nhu cầu tối cần thiết bởi yếu tố tâm linh và về tinh thần dân tộc của họ”.
Theo chuyên gia Andolfatto tự tin rằng: “Người Nepal sẽ vượt qua những bi kịch và phục hồi di tích lịch sử văn hóa Tôn giáo một cách nhanh chóng bởi nhu cầu tối cần thiết bởi yếu tố tâm linh và về tinh thần dân tộc của họ”.
Thích Vân Phong
(Theo Geographic. Ảnh: Niranjan Shrestha)
(Theo Geographic. Ảnh: Niranjan Shrestha)