Notification

×

Iklan

Bán nhà đang ở lấy tiền để duy trì sản xuất đồ chay không hoá chất

TT-TT - 30.3.18 Last Updated 2022-03-11T22:22:53Z
    CHIA SẺ
PGĐT - Anh Thái Thanh Bình ở Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp chỉ là một trong hàng triệu người ăn chay trường, chẳng có gì ầm ĩ. Nhưng là người đeo đuổi làm món chay, thành ít, bại nhiều, tới nỗi phải bán nhà cha mẹ để duy trì sản xuất thì chỉ có anh mới thấm thía sự cam go, nhớ đời này. 

Giờ đây, mỗi khi nói tới món chay và ngôi nhà, nơi anh thuê mặt bằng làm điểm bán hàng, trong lòng chỉ ao ước làm sao mua lại căn nhà. Thực ra so với lò “luyện” tàu hủ cách đây 30 năm thì 1.500m2 nhà xưởng để làm hàng cho siêu thị chỉn chu hơn trước rất nhiều. Gian nan con đường không hoá chất Sau những thất bại, Bình muốn làm lại hệ thống lò một lần cho đàng hoàng, tiền của trút vô đó không phải là ít để nâng công suất thiết kế lên 30 tấn/tháng, làm 20 loại sản phẩm khác nhau. “Tui còn nhà quê dữ lắm. Bao bì nhãn mác tự làm, mấy chục năm chỉ làm tàu hủ trắng, tàu hủ ky và nay dù làm được nhiều thứ rồi, nhưng hình thức chỉ tới mức này”, vừa nói vừa cắt gói chả lụa chay gói lá sen hút chân không, Bình cho biết: món này một người ăn chay ở Sài Gòn vừa đặt tên là “giò lụa chay”. 


Anh Bình cặm cụi nghĩ ra món giò lụa có hạt sen, bắt đầu được thị trường chấp nhận. Nhìn mẫu mã, nhãn mác đúng là còn quê thiệt. Là một người nhà quê hiền lành, tử tế, anh nói: “Làm chả từ tàu hủ ky cách đây ba năm, trước đó làm tàu hủ trắng, tàu hủ ky chẳng xài tới thạch cao hay bất kỳ loại hoá chất nào. Giá thành sao, bán vậy và đó là ‘điểm khó ưa’ khi món chay giá rẻ đang làm chủ mặt trận ‘thọ trai’”. Đùng một cái, món chay, tiếng là hàng nhập khẩu từ Đài Loan, tràn ngập thị trường, giá cao ngút trời, có món ăn tê lưỡi… không biết xài chất gì. “Còn hàng của tui không thạch cao, không hàn the, không chất bảo quản… giá thiệt tình là vầy, sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu kiểm mẫu không đúng như tui nói. Đầu tiên, chỉ có một người mua đi bán lại đưa hàng về Sài Gòn; đang được thời, đùng một cái người này theo gia đình định cư tại Mỹ. Một gia đình đoàn tụ, định cư ở nước ngoài lại làm cho cơ sở nhỏ bé này rung rinh. Bình không lường trước được tình huống này và than thở về cấu trúc mong manh, dễ vỡ của cơ sở. Lại cặm cụi nghĩ ra món chả lụa chay, sữa đậu nành hạt sen, tới giò lụa chay có hạt sen, ngó sen, gói lá sen, nhưng đó là cách tự làm khó cho mình, vì “Mọi thứ phải kiểm nghiệm, lá sen mà có dư lượng hoá chất là ‘nghỉ chơi’”, như một người mua hàng cho siêu thị nói. Sống ở đất sen hồng, nhưng lá sen để gói thực phẩm là chuyện ngoài tầm với, nên Bình tự giới hạn sản lượng, do chỉ mới tìm được một vài nguồn chịu cam kết và kết quả kiểm định không dư lượng hoá chất. 

Những đơn hàng bắt đầu khá ổn định, khoảng 250 triệu đồng mỗi tháng, nghe có vẻ tạm ổn, nhưng anh phải huy động 18 người làm, chưa kể hai vợ chồng, lợi nhuận vẫn nhỏ nhoi. Anh Thái Thanh Bình và những sản phẩm của công ty Bình – Loan với mẫu mã còn khá là nhà quê. Hồi xưa, học xong trung cấp y tế, Bình nói với vợ: “Lương bổng chẳng bao nhiêu, mình ráng làm tàu hủ bán, chừng nào doanh số 500.000 đồng/ngày, tui xin nghỉ việc về phụ mình”. Ai dè vài tháng sau, doanh số lên 600.000 đồng, rồi 1 triệu; đành phải giữ lời hứa nghỉ việc công về phụ vợ. Chính cái thời học trường y tế, nhờ hiểu đời sống, cách kiểm soát vi sinh nên khi bén duyên khởi nghiệp từ đậu ra 20 món chay không có gì khó. Khó khăn lớn nhất là năm 2014, cơ sở vẫn còn ọp ẹp, anh “Sáu Xích Lô (1)” chạy xe gắn máy đến cơ sở đi tới đi lui rồi hỏi: “Cơ sở như vầy thì anh cần gì nhất?”. 

Anh Bình thú thiệt lúc đó chỉ nhớ tới cặp lò bằng inox, giá tới 450 triệu đồng; thèm lắm nhưng chưa sắm nổi. Anh Sáu Xích Lô ra về, cán bộ trung tâm khuyến công – phát triển công nghiệp tới, nói: trung tâm có thể tiếp sức 200 triệu đồng để anh sắm cặp lò inox. “Nắng hạn gặp mưa rào” dù “ khô máu” Bình cũng làm. Đó là cặp lò “cái”, từ đó suy nghĩ của Bình mạnh bạo hơn. Bụng bảo dạ: tỉnh đã ủng hộ cỡ đó thì giá nào cũng phải làm cho cơ sở nở nồi. Hiện nay DNTN sản xuất thực phẩm chay Bình – Loan đã đầu tư trên 5 tỷ đồng, hệ thống lò đã trên 108 chảo. Bán nhà để tăng vốn, hoàn thiện nhà xưởng, cũng bắt đầu từ suy nghĩ này. Đại học không tin chuyện không hoá chất Cái may của DNTN Bình – Loan là nhiều siêu thị gọi điện kêu gởi hàng, họ tự kiểm định chất lượng rồi đặt hàng. Nhưng cũng có siêu thị mua đi bán lại với giá cao gần 100% so giá gốc, vậy làm sao sản phẩm tới tay số đông người ăn chay, ăn kiêng, thực dưỡng? Mỗi sản phẩm đều kiểm nghiệm, kiểm nghiệm hàng tháng và công khai, minh bạch với các cơ quan kiểm tra chất lượng, kiểm ngẫu nhiên đều đạt, Bình nói: “Chi phí và việc giữ vững chất lượng cực lắm, chỉ muốn món chay không hoá chất tới tay người dùng”. Con trai độc nhất của Bình, Thái Bình Dương, đang học ngành chế biến thực phẩm ở TP.HCM, nói chuyện làm tàu hủ không hoá chất với thầy cô ở trường, rồi kể lại với cha: “Không ai tin mình đâu cha”. Khi vẫn còn nhiều người chưa tin, cậu con trai càng quyết tâm học xong trở về giúp cha dưỡng nuôi ngọn lửa khởi nghiệp. “Đời cha làm được tới đây, tinh tuý gia truyền và những cải tiến của cha mẹ tạm đủ để con đưa món chay tới người dùng, tất cả là từ đậu nành, hạt sen, ngó sen bản địa… mà cha đã giữ được cách làm 30 năm không dùng hoá chất”, Bình động viên con: “Đất sen hồng này là nơi có diện tích đậu nành lớn nhất miền Nam, giá nào mình làm thôi con”.  

Ngày 8.3, ông chủ doanh nghiệp đích thân nấu món chay đãi chị em phụ nữ món chưa từng nếm. Ý tưởng này được chị em trong xưởng gợi ý làm sẵn món giò lụa chay hầm thuốc bắc đóng gói sẵn, người mua chỉ cần hâm nóng là dùng ngay. 

 Theo Hoàng Lan/Danviet.vn